Máy chạy chậm có cần thiết phải nâng cấp ổ cứng SSD ?

Có nhiều người dùng than rằng "không hiểu sao dạo gần đây laptop chạy rất chậm, khởi động máy phải mất tới cả vài phút, khi vào tới windows rồi thì vào mạng hay chạy bất kỳ một chương trình gì cũng chậm, ngay cả việc bật Micosoft Office Word lên để gõ văn bản cũng phải chờ đến cả vài chục giây ..." và còn rất nhiều vấn đề khác làm cho người dùng cảm thấy khó chịu và bực bội. Vậy nguyên nhân ở đây là gì ?

Nguyên nhân máy chạy chậm, khởi động lâu ?

Đối với mỗi vấn đề thì luôn có nhiều nguyên nhân gây ra, trong trường hợp này cũng vậy, để biết chính xác nguyên nhân gây ra việc máy khởi động lâu, chạy chậm thì cần phải kiểm tra từng bộ phận để xách định chính xác. Nhiều máy tính đã được sử dụng qua nhiều năm, có máy đã dùng tới 5 hay 7 năm thì cũng đến lúc các bộ phận không còn được tốt như ban đầu, đặc biệt là phần ổ cứng của máy. Qua nhiều năm sử dụng copy, cut, delete dữ liệu đã làm cho các sector trên ổ cứng phát sinh lỗi dẫn tới khi hệ điều hành được cài vào máy đã phát sinh ra nhiều lỗi rắc rối. Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta cần phải thay ổ cứng cho laptop, và thật tuyệt vời với công nghệ phát triển đã cho ra đời ổ cứng dưới dạng thể rắn (SSD) nhằm thay thế hoàn toàn ổ cơ (HDD) truyền thống. Liệu SSD có thể thay thế hoàn toàn HDD hay không ?

Ổ cứng SSD là gì ?

Ổ cứng SSD thực hiện nhiều công việc cùng chức năng (ví dụ lưu dữ liệu của bạn khi tắt hệ thống, khởi động hệ thống, v.v...) cũng như HDD, nhưng thay vì được phủ một lớp từ trên mặt đĩa cứng, các dữ liệu được lưu trữ trên những con chip bộ nhớ flash liên kết với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả khi không được cung cấp năng lượng. Những con chip này có thể được lắp đặt cố định trên bo mạch chủ của hệ thống (như trên một số máy tính xách tay nhỏ và ultrabooks), trên một card PCI / PCIe (ở một số máy trạm cao cấp), hoặc trong một chiếc hộp có kích thước, hình dạng, vừa với ổ cứng của laptop hoặc máy tính để bàn.


Hình ảnh những con chip flash bên trong chiếc SSD

Những con chip bộ nhớ flash này khác với bộ nhớ flash trong USB cũng như chủng loại và tốc độ ghi của bộ nhớ. Nó là các chủ đề về mặt kỹ thuật riêng biệt, nhưng đủ để nói rằng bộ nhớ flash trong ổ SSD nhanh hơn và đáng tin cậy hơn so với các bộ nhớ flash trong USB. Vì thế, các ổ cứng SSD thường đắt hơn USB trong cùng một khả năng lưu trữ.

Ưu điểm của ổ cứng SSD:

Được thiết kế dưới dạng thể rắn với nhiều tên gọi như: ổ cứng thể rắn, ổ cứng ssd, ổ cứng flash, tên tiếng anh là "Solid State Drive" với nhiều ưu điểm vượt trội so với HDD truyền thống:

- Tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh gấp 10 lần so với HDD

- Không gây tiếng ồn, đúng vậy ổ ssd chỉ là những con chip nhớ flash sẽ không thể gây tiếng ồn khi hoạt động.

- An toàn hơn cho dữ liệu bởi HDD là những phiến đĩa theo thời gian sẽ bị mòn, còn SSD thì không như vậy. SSD không có bộ phận chuyển động, vì thế ngay cả trường hợp bạn làm rơi máy cũng không ảnh hưởng tới dữ liệu bên trong ổ cứng.

- Không còn hiện tượng phân mảnh như HDD

Tốc độ ổ cứng SSD cao gấp nhiều lần so với HDD

Quay trở lại vấn đề chính là có cần thiết phải nâng cấp ổ cứng SSD khi laptop chạy chậm hay không ???

Những ưu điểm của SSD so với HDD thì chúng ta đã biết nhưng giá thành của ổ ssd lại cao hơn so với hdd và sẽ cao hơn gấp khoảng 4 - 5 lần nếu cùng dung lượng. Vì thế mà giá thành cũng là điều mà người dùng quan tâm nhiều.

Hãy nghĩ tới nhu cầu sử dụng máy: bạn có lưu trữ nhiều văn bản tài liệu, lưu trữ phim ảnh nhiều hay không ? sẽ là câu hỏi cần giải đáp để quyết định việc có nên dùng ổ cứng ssd hay không ? Việc nâng cấp một ổ cứng SSD 120GB sẽ có giá tương đương với một ổ cứng HDD 500GB.

Tham khảo : Bảng giá ổ cứng SSD

Tuy nhiên nếu bạn không lưu trữ nhiều phim ảnh thì lựa chọn SSD là rất hợp lý bởi những tính năng vượt trội của SSD mang lại. Khởi động nhanh hơn, tắt nhanh hơn, chạy chương trình nhanh hơn, an toàn hơn cho dữ liệu, mát hơn, ...

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận