Công Nghệ Màn Hình IGZO là gì ?

Màn hình công nghệ IGZO được phát triển bởi SHARP . Theo như hãng giới thiệu thì công nghệ Màn hình LCD IGZO , giúp các thiết bị được trang bị màn hình này sẽ có nhưng tính năng khác biệt 
1 . Độ phân giải cao hơn 
2 . Hình ảnh mịn và Sắc Nét 
3 . Tiết kiệm năng lượng, đỡ hao pin 
4 . giúp cảm ứng nhạy hơn 
5 , Giá cạnh tranh 
Trước hiết chúng ta tìm hiểu thì IGZO nghĩa là gì ? 
IGZO là viết tắt từ tên của các loại vật liệu cấu thành nên nó "Indium Gallium Zinc Oxide" (chất Indium, Gallium và oxit kẽm), đồng người người ta cũng gọi nó là công nghệ IGZO luôn. Đây là một công nghệ của hãng Sharp, Sharp dùng IGZO như là một loại vật liệu mới để sản xuất màn hình LCD vốn được trang bị rất nhiều trên các máy điện thoại, tablet, TV , laptop … của chúng ta. Trước nay, các màn hình LCD sử dụng một công nghệ cũ có tên là Amorphous Silicon (AS)
Tóm lại, IGZO là:

  • Indium Gallium Zinc Oxide
  • Một loại vật liệu bán dẫn
  • Một công nghệ trong chế tạo màn hình LCD
  • Do Sharp sản xuất
  • Dùng để sản xuất màn hình LCD (làm tấm phim bán dẫn mỏng - TFT)

1. Độ phân giải cao hơn
Nhờ có các pixel nhỏ hơn mà trong cùng một kích thước màn hình, màn hình IGZO có thể đạt độ phân giải cao hơn so với màn hình LCD thường (sử dụng công nghệ AS), số PPI từ đó cũng cao hơn. Để minh chứng cho khả năng đó, Sharp từng trình diễn các loại màn hình có độ phân giải cao hơn cả Full-HD, màn hình 6,1" nhưng lại có độ phân giải lên tới 2560 x 1600, PPI đạt đến con số rất cao là 498 ppi, cao gấp rưỡi màn hình Retina của iPhone 5 (326 ppi). 
Và tất nhiên là SHART còn sản xuất những chiếc màn hình có kích thước lớn hơn cho Tivi và laptop như Chiệc http://bit.ly/DELL_7710_XEON_4K 
2. Hình ảnh mịn và sắc nét
Với độ phân giải cao, PPI cao tất nhiên sẽ mang lại hình ảnh mịn màng, chi tiết và sắc nét hơn rất nhiều. Điều này cũng dễ hiểu thôi, ví dụ trên cùng một màn hình 7" thì cái nào có PPI cao hơn sẽ thể hiện được nhiều chi tiết hơn, chữ cũng mịn hơn
3. Tiết kiệm năng lượng hơn, ít hao pin hơn
Pixel nhỏ hơn đồng nghĩa với việc ánh sáng sẽ lọt qua chúng dễ dàng hơn, như vậy tấm nền của màn hình LCD không cần phải chiếu sáng quá nhiều, từ đó giúp nó có thể tiêu hao ít năng lượng hơn tới 33%, Sharp cho biết.

Một nhược điểm của việc tăng độ phân giải lên cao là nó sẽ làm giảm cái gọi là Aperture Ratio, tạm dịch là tỷ lệ mở (hay khoảng cách) giữa các hạt điện tích. Cùng một kích thước màn hình, khi số lượng các pixel tăng cao thì khoảng cách giữa các hạt điện tích sẽ nhỏ lại, làm cho màn hình tối đi nên cần có một tấm nền sáng hơn. Tuy nhiên, đối với công nghệ IGZO thì Sharp cho biết nó có thể cho độ phân giải cao đồng thời vẫn giữ được tỷ lệ Aperture Ratio đủ lớn. Một ví dụ đó là IGZO có thể giúp tạo ra các màn hình 10" độ phân giải QXGA (2.048x1.536, 256 ppi) có Aperture Ratio tương đương với màn hình XGA có độ phân giải chỉ bằng 1/4 (1.024x768, 128 ppi). Như vậy mặc dù độ phân giải đã tăng lên gấp 4 lần nhưng lượng điện năng mà nó tiêu thụ vẫn như nhau.

Một ví dụ điển hình cho trường hợp này đó chính là iPad 2012. Apple đã trang bị cho nó một màn hình 9,7", độ phân giải 2.048x1.536, cao gấp 4 lần độ phân giải của iPad 2 nhưng đáng tiếc màn hình của nó không phải là màn hình IGZO, do đó Apple đã phải tăng ít nhất là gấp đôi số lượng bóng đèn LED bên dưới để đảm bảo đủ độ sáng cho nó, đèn nhiều thì hao pin nhiều, kết quả là Apple phải tăng dung lượng pin lên để đảm bảo đủ thời lượng sử dụng máy. Nếu iPad 2012 được trang bị màn hình IGZO thì tốt biết mấy. Giả sử iPad 2012 vẫn giữ nguyên cấu hình nhưng được trang bị màn hình IGZO thì đảm bảo thời lượng sử dụng máy chắc chắn sẽ vượt qua mức 10 tiếng đồng hồ, thậm chí xấp xỉ đạt ngưỡng 20 giờ. Mà biết đâu iPad mini sẽ được trang bị IGZO thì sao nhỉ.

IGZO còn tiết kiệm hơn công nghệ AS ở chỗ số lần làm tươi (Refresh Rate). Với màn hình công nghệ AS cũ, hình ảnh sẽ được làm tươi mỗi 1/60-1/30 giây một lần, kể cả khi đó là ảnh tĩnh, không chuyển động. Trong khi đó với màn hình IGZO, nếu chỉ hiển thị ảnh tĩnh thì tần số làm tươi được giảm xuống còn 1/5-1/2 giây một lần, số lần làm tươi ít hơn thì sẽ tiêu hao ít năng lượng hơn

4. Cảm ứng nhạy hơn

Ở đầu bài viết có nói, công nghệ chế tạo màn hình LCD cũ đòi hỏi phải có một dòng điện đủ lớn chạy liên tục qua các bóng bán dẫn, liên tục làm tươi (Refresh) hình ảnh ngay cả khi chỉ đang hiển thị ảnh tĩnh, không chuyển động. Trong khi đó, công nghệ IGZO với số lần làm tươi ít hơn (chỉ khi đang hiển thị ảnh tĩnh), các bóng bán dẫn hoạt động ít hơn thì nó sẽ ít tạo ra độ nhiễu hơn, giúp cho màn hình có thể hiểu các thao tác nhấn và chạm của người dùng một cách dễ dàng và chính xác.
5. Điện năng tiêu thụ
Với tất cả các đặc tính kể trên, Sharp cho biết một chiếc tablet sử dụng màn hình IGZO có thể chỉ tiêu tốn chưa tới 500mW năng lượng điện, ít hơn 1/3 lần so với các tablet thông thường.
Bên trái là màn hình LCD công nghệ AS cũ, bên phải là IGZO, điện năng mà IGZO tiêu thụ chỉ bằng có 1/3 so với AS. Ảnh: IDG

Đang tải Screen Shot 2012-10-21 at 8.00.32 PM copy.jpg…
Đang tải Screen Shot 2012-10-21 at 8.01.37 PM copy.jpg…
6. Giá cả cạnh tranh
Sharp cho biết dây chuyền sản xuất màn hình IGZO LCD không khác nhiều so với công nghệ LCD cũ nên chi phí sản xuất sẽ không cao hơn trước là bao. Hy vọng trong thời gian tới, chúng ta sẽ có nhiều thiết bị dùng màn hình IGZO hơn, điện thoại, tablet, máy tính sẽ có màn hình đẹp hơn, tiết kiệm pin hơn.
Màn hình công nghệ IGZO đã trang bị trên laptop chưa và ở những model nào " 
EDG sẽ cập nhật những chiếc màn hình dùng công nghệ màn hình IGZO dưới đây:
- Dell 7710 
Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận